Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

By
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN KHI NUÔI TÔM KIỂNG (CRAYFISH)


1. Hồ nuôi tôm:
Tôm cần 1 cái bể với độ pH 7.0 ( trung tính ) có nhiệt độ từ 26-28 độ C là phù hợp. Không sử dụng 1 bể nuôi cá có nhiệt độ cao với sinh vật này.
Hồ nuôi phải có oxi hay lọc, một chú tôm cần 5 đến 10 lít nước cho riêng mình (VD: hồ 40x40x40 = 64 lít => số lượng khuyến khích nuôi trong hồ là 6 con ). Không khuyến khích bạn nuôi nhiều tôm trong hồ nhưng nếu bạn muốn nuôi như vậy thì bạn phải chắc chắn bọn nó có đủ không gian riêng và đủ chỗ ẩn nấp. Nhưng do có quá nhiều tôm trong bể, chắc chắn sẽ có vài con thương binh hoặc bọn nó sẽ giết lẫn nhau, điều này không thể tránh khỏi khi bạn nuôi quá nhiều tôm trong hồ.
*Lưu ý khi thay nước:
- Thay nước điều đặn mỗi tuần 1-2 lần
- Mỗi lần thay 30-50% thể tích nước trong hồ (khuyến khích nên thay 30%, vì mức này an toàn ít làm cho tôm bị shock nước). Khi các bạn đã có kinh nghiệm thì thay 100% vẫn được nhưng việc này mình không khuyến khích các bạn làm.
- Về nước, thì các bạn nên sử dụng nước đã khử Clo (tốt nhất là lấy nước máy cho ra 1 thùng r để qua ngày cho bay Clo).


2. Trang trí hồ cho tôm:
Tôm kiểng (Crayfish) là loài thích đào hang và lẫn trốn do đặt tính thích chổ tối và săn mồi ban đêm. Về nền thì các bạn có thể xài sỏi suối, nham thạch to hoặc nhuyễn đều được( miễn là bạn thấy dễ dọn dẹp là ok), nền Gex pure black ( loại này khá đắt, làm cho trong nước nên được nhiều người ưa chuộng).... và các bạn k nên lót nền bằng loại sỏi xây dựng vì nó làm cho tôm bị kẹt vỏ khi lột dẫn đến tử vong.
Về phần đèn thì các bạn khi xem thì mở lên, không xem thì tắt đi cũng được vì màu sắc tôm ít phụ thuộc đèn ( theo mình thì ánh sáng mặt trời mới làm màu tôm lên đẹp đèn không xi nhê lắm).
Hang trú ẩn thì các bạn để gạch xây dựng cũng được ( nên ngâm vài ngày cho chắc ăn), ông nước PVC cắt khúc nhỏ nhỏ vừa với tôm của mình, đá chơi thủy sinh xếp hang cho n vẫn được ( tốt nhất cũng nên ngâm, rữa sạch sẽ cho chắc ăn Biểu tượng cảm xúc grin ).
Hồ nuôi tôm không nên trồng cây thủy sinh vì bọn này ăn tạp, n sẽ xén rụi hết những cây của bạn. Nhưng không phải tất cả loài tôm kiểng đều ăn cây, vẫn có loài nuôi chung với thủy sinh được nha, mình sẽ cập nhật tôm sau.
Hồ tôm nên che chắn đậy kĩ vì loại này hay lần mò theo các đường dây, đường ống lọc để tẩu thoát. Tôm khá trâu, nên ở trên cạn bò lung tung vẫn được, nhưng tốt nhất đừng nên cho nó tẩu thoát ra.

3. Cho tôm ăn:
Thức ăn cho tôm thông dụng nhất là tép luộc ( loại tép đồng là tốt nhất). Tại sao phải luộc? vì khi luộc tép chín thì mình sẽ phòng tránh được bệnh hay sán trong tép lây qua cho tôm và mình cũng có thể trữ đông lâu hơn tép sống.
Loại thức ăn thứ 2 là Artemia, loại này có loại đông lạnh của đại học cần thơ phát triển, cho tôm ăn cung cấp khá nhiều đạm nên giúp tôm mau lột nhưng k phải nhiều là tốt rồi cho ăn mãi, bạn nên cho ăn kèm với tép để tôm đủ canci lột vỏ, khi cho ăn Artemia xuyên suốt có thể làm tôm dễ kẹt vỏ.
Kế đến là thức ăn khô, loại này mình có thể xài thức ăn shanghai của cá hay thức ăn đại học cần thơ ( những loại thức ăn này rẻ, vừa túi tiền), hoặc các loại thức ăn cao cấp của thái. Cũng như Artemia, không nên lạm dụng quá, cho ăn kèm chung với tép hoặc Artemia.
Tôm là loại ăn tạp nên rong, cây thủy sinh, lá bàng khô cũng là món ăn khoái khẩu của tụi nó.


4. Chăm sóc cho Tôm khi lột vỏ:
Khi tôm phát triển to ra thì đó là thời điểm tôm lột vỏ, và đó cũng là lúc tôm bạn yếu đuối nhất, dễ tổn thương nhất. Dấu hiệu nhận biết khi tôm sắp lột là có 2 đốm trắng mờ mờ dưới lớp vỏ, nằm sau góc mắt tôm và ngay phần tiếp nối giữa cổ và đầu tôm bị hở ra là dấu hiệu tôm sắp lột. Các bạn nên tách riêng ra, bỏ vào box tôm mua ở cửa tiệm hoặc tự chế box tôm ở nhà, để cho tôm bạn được an toàn, không bị thịt hoặc tổn thương ( gãy càng các kiểu). Lúc này tôm cần oxi rất nhiều, nếu thiếu là tôm yếu ớt và ngũm củ tỏi ngay.

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

About